Việc dọn bát hương thường được các gia đình Việt tiến hành sau ngày 23 tháng Chạp (âm lịch) hàng năm. Theo quan niệm của người xưa, bát nhang là cầu nối thể hiện tấm lòng tưởng nhớ và ước nguyện của gia chủ với thần linh, gia tiên. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách tỉa chân nhang đúng để thu hút tài lộc. Vậy hãy theo dõi ngay nội dung bài viết này của sponsoredbynobody.com nhé.
I. Đôi nét về ý nghĩa văn hóa tỉa chân nhang
Theo quan niệm phong thủy, bàn thờ là nơi tụ khí và mọi mặt trong đời sống đều bị ảnh hưởng. Đồng thời cũng là nơi thể hiện cốt cách của từng gia đình, dòng họ; là nơi chúng ta hướng về cội nguồn. Do đó khí bát hương quá đầy sẽ làm ảnh hưởng đến vận hạn của gia chủ. Tuy nhiên, bát hương là vật bất khả xâm phạm, nếu bị động sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống, công việc và sự nghiệp của gia đình. Cũng vì thế mà người ta ít khi động vào bát hương mà chỉ thực hiện tỉa chân nhang, lau dọn xung quanh bát hương.
Tỉa chân nhang hiểu đơn giản là cách chúng ta dọn dẹp chỗ ngồi cho các vị thần linh, gia tiên. Chính vì thế, việc dọn bát hương thường được tiến hành sau ngày 23 tháng 12 Âm lịch. Tùy theo từng điều kiện của gia chủ mà có thể tiến hành lau dọn bàn thờ vào một ngày khác, miễn là trước ngày 30 Tết. Trước khi tiến hành, gia chủ sẽ thắp hương xin phép và tất cả chân hương trong năm sẽ được rút bớt, sau đó hóa cùng với tiền vàng.
II. Hướng dẫn tỉa chân nhang đúng cách
Theo tập tục, sau khi cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình Việt sẽ thực hiện việc rút, tỉa chân nhang, báo sái đồ thờ để chuẩn bị đón Tết nguyên đán. Dưới đây là cách tỉa chân nhang theo đúng tín ngưỡng xưa, không phạm phong thủy.
1. Người phù hợp tỉa chân hương
- Việc dọn dẹp bàn thờ vào ngày Tết được xem là nghi thức trọng đại trong năm nên người thực hiện công việc này cũng cần được chú trọng. Người tỉa chân nhang phải là người cẩn thận, tỉ mỉ và chu đáo.
- Có những gia đình sẽ mời thầy về thỉnh bái tỉa chân nhàng, song trên thực tế việc tỉa chân hương tốt nhất nên để gia chủ có những tính cách trên thực hiện. Trước khi thực hiện việc lau dọn bàn thờ, gia chủ cần phải tắm rửa sạch sẽ rồi thắp hương và ngỏ lời xin phép các vị thần linh, gia tiên.
2. Dọn dẹp bàn thờ, tỉa chân nhang
- Để thực hiện việc dọn dẹp bàn thờ, bạn cần chuẩn bị khăn sạch, nước sạch, nước ngũ hương (có thể là tinh dầu quế hoặc nước rượu gừng), giấy sạch, thìa sạch (để xúc bớt tàn hương trong bát nhàng nếu tàn đầy) và 1 chậu sạch.
3. Quy tắc lau dọn bàn thờ
- Theo lời khuyên của các chuyên gia tâm linh, cách tỉa chân nhang đúng là gia chủ phải lau dọn bàn thờ từ cao đến thấp. Đồng thời, khi lau những bức tượng trên bàn thờ nên dùng khăn mềm để tránh làm hỏng hoặc bay màu sơn. Tuyệt đối không dùng rượu, hóa chất hoặc cồn để lau tượng đồng, bởi chúng sẽ khiến tượng bị oxi hóa, xỉn màu.
- Khi lau bát hương, tay cần phải giữ bài vị cố định, không xoay chuyển rồi lấy khăn sạch ẩm, nước hoa, phun rượu pha gừng để lau cho sạch.
- Nếu có sự cố bất khả kháng phải xê dịch các bức tượng, đồ thời hoặc bát hương thì khi lau dọn xong, gia chủ cần phải sám hối và hoàn nguyên đúng với vị trí ban đầu.
4. Tỉa chân nhang đúng cách
- Đầu tiên, gia chủ cần trải giấy sạch ra sẵn, sau đó từ từ nhổ chân nhang từng ít một ra giấy. Trên bàn thờ, nơi quan trọng nhất chính là bát hương bởi đây là nơi giáng của thần linh, tổ tiên cũng như thể hiện sự thành kính của người trần thế với cõi tâm linh. Do đó, khi lau dọn bàn thờ gia chủ nên tránh việc di chuyển bát hương. Một tay nhổ chân nhang, tay còn lại giữ chặt bát hương để không đổ vỡ, xê dịch.
- Sau khi nhổ xong chân hương, gia chủ hãy lấy thìa sạch xúc bớt tàn hương nếu tàn quá đấy trong lư hương và nén lại gọn gàng.
- Nên làm sạch bụi ở bàn thờ bằng cách thường xuyên tỉa chân nhang, tránh để chân hương quá nhiều. Bên cạnh đó, gia chủ cũng không để hóa héo ở trên bàn thờ, khi thấy hoa héo nên thay ngay.
- Ngoài ra, gia cũng nên nhớ rằng việc lau dọn bàn thờ, cách tỉa chân nhang cần được thực hiện nghiêm túc, thành tâm. Cuối cùng, gia chủ hãy thắp 3 nén hương và mời thần linh, gia tiên về quy tụ khi đã dọn dẹp xong.
- Đới với những chân nhang đã tỉa ra thì gia chủ nên đốt và thả tro xuống sông hoặc dùng để bón tay. Lưu ý không vứt tro lung tung. Một điều quan trọng là người thực hiện tỉa chân nhang cần thực sự thành tâm để thể hiện lòng thành kính với tổ tiên.
III. Những lưu ý khi tỉa chân nhang
- Trong mỗi gia đình thường có 2 bàn thờ là bàn thờ tổ tiên và bàn thờ ông Công ông táo đều phải tỉa chân nhang vào dịp cuối năm.
- Đối với việc thay tro bát hương, gia chủ chỉ nên thay khi tàn hương đã phủ quá đầy bát hương. Đồng thời, trước khi thay tro bát hương cần thắp nhang để báo cáo với thần linh, tổ tiên.
- Việc thay tro phải do người đứng đầu gia đình hoặc người có tâm, chỉn chu.
- Mọi đồ dùng để tỉa chân hương nên là đồ mới, sạch hoặc có thể là đồ cũ nhưng phải chuyên dùng cho việc lau dọn bàn thờ.
- Ở mỗi vùng quê, khi đến mùa gặt, các gia đình sẽ chọn ít rơm tươi (thường là rơm gạo nếp) phơi ở nơi sạch sẽ. Rơm này sẽ được đốt để lấy tro thay vào bát hương mỗi dịp Tết đến, cuối năm.
- Ở các thành phố lớn do không có sẵn rơm nên bạn có thể mua tro ở những cửa hàng bán đồ thờ cúng. Tuy nhiên, vì không biết rõ nguồn gốc tro có thực sự sạch sẽ hay không nên các chuyên gia tâm linh không khuyến khích việc thay tro bát hương.
- Tro mới được bỏ vào bát hương cần phải ấn chặt để khi cắm hương, que hương không bị nghiêng. Tro mới nên để khoảng nửa bát hương, bởi nếu cho quá nhiều thì tàn hương rơi xuống sẽ khiến bát hương nhanh đầy; ngược lại nếu cho quá ít thì que hương khi chắm sẽ không được chắc chắn.
Với đời sống tin ngưỡng tâm linh sấu sắc của người Việt, hy vọng với những thông tin trên đây bạn đã có thêm kiến thức về cách tỉa chân nhang không phạm vào những điều cấm kỵ.